Nhà báo Ngọc Thêm: ‘Hoàng Đức là cái gì mà nghĩ mình là ngôi sao, ở các trận đấu lớn với Thái Lan và các đội top đầu châu lục, Hoàng Đức có làm được cái gì đâu’

Nhà báo Ngọc Thêm: ‘Hoàng Đức là cái gì mà nghĩ mình là ngôi sao, ở các trận đấu lớn với Thái Lan và các đội top đầu châu lục, Hoàng Đức có làm được cái gì đâu’

Để Hoàng Đức ra sân, đội tuyển Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều, và có thể “làm nên chuyện” trước Iraq thay vì thất bại? Đến HLV Park Hang-seo còn chả dám khẳng định, nữa là…

Hoàng Đức không có duyên với những trận đấu lớn. Đây không phải là câu chuyện tâm linh, mà con số thống kê đã nói lên điều này. Sau chức vô địch AFF Cup 2018 mà Hoàng Đức vắng mặt, Quả bóng Vàng Việt Nam 2021 trở thành cái tên không thể thiếu của HLV Park Hang-seo trên con đường đem vinh quang về cho bóng đá Việt Nam. Đáng buồn là sự lựa chọn ấy của ông thầy người Hàn Quốc không đem lại nhiều kết quả.

Ở AFF Cup 2022, trong hai trận chung kết với Thái Lan, Hoàng Đức đều chơi đủ 180 phút. Trước đó ở AFF Cup 2020, hai trận đấu quan trọng nhất của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo cũng là đối đầu với đội tuyển Thái Lan ở bán kết. Kết quả của cả 4 trận đấu ấy đều không được như ý, với việc đội tuyển Việt Nam cả hai giải đấu đều bị “Voi chiến” đánh bại.

Đấy mới chỉ là đội tuyển Thái Lan, và chơi xung quanh Hoàng Đức ngày ấy đều là những hảo thủ thuộc “thế hệ vàng ròng” của bóng đá Việt Nam, là Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh, Hùng Dũng, Phan Văn Đức, Đoàn Văn Hậu… Còn trên sân Mỹ Đình hôm 21/11 vừa qua, đối đầu với đội tuyển Việt Nam là Iraq – đội bóng trên hẳn tầm của Thái Lan, và những Văn Hậu, Quang Hải hay Công Phượng đều vắng mặt. Vậy có lý do gì để tin rằng Hoàng Đức sẽ đem về kết quả tốt hơn nếu được ra sân?

Hoàng Đức phải chịu ấm ức vì thất sủng: HLV Troussier hoàn toàn có lý khi đưa ra quyết định này - Ảnh 1.

Nên nhớ, đội hình với 6 cầu thủ U23 Việt Nam của HLV Troussier đã giữ được tỷ số trước Iraq đến tận phút thứ 90+6, và nếu trận đấu được ngắt giờ đúng theo số phút trên biển báo bù giờ, thì đội tuyển Việt Nam đã có được một trận đấu cực kỳ thành công khi cầm chân được đội bóng Tây Á hùng mạnh. Chỉ cách nhau có vài chục giây, liệu có thể đem ra để phán xét HLV Troussier đúng hay sai khi dùng Hoàng Đức?

Hoàng Đức chơi hay, có phong độ tốt trong màu áo CLB là một chuyện, có hợp với triết lý, chiến thuật của ông thầy người Pháp hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thể lực và sức vóc có phần hạn chế của tiền vệ này khiến Hoàng Đức không đóng vai trò thu hồi bóng tốt như Tuấn Anh, cũng không thể có được sự xông xáo, nhiệt huyết như cầu thủ trẻ Thái Sơn, thậm chí phong độ hiện tại của Hoàng Đức cũng khó lòng đọ lại được Lê Phạm Thành Long.

Hoàng Đức phải chịu ấm ức vì thất sủng: HLV Troussier hoàn toàn có lý khi đưa ra quyết định này - Ảnh 2.

Hạn chế về mặt thể lực là một trong những lý do khiến Hoàng Đức chưa thể xuất ngoại, dù tài năng được HLV Park Hang-seo đánh giá rất cao. Tương đồng với Hoàng Đức là trường hợp của Xuân Trường. Từng chơi bóng cực kỳ khéo léo và “có đầu óc”, song sự hạn chế về mặt thể lực khiến ngôi sao xuất thân từ lò đào tạo danh giá HAGL Arsenal JMG này trượt dài từ chiếc băng đội trưởng đội tuyển U23 Việt Nam đoạt Á quân châu Á, đến những lần thất bại ở Hàn Quốc, rồi thất bại nốt ở Thái Lan, để phải chật vật cạnh tranh trong đội hình CLB Hải Phòng.

Khi ra sân, cả Hoàng Đức lẫn Xuân Trường đều có đặc điểm chung là phải có các “vệ tinh” hỗ trợ mình để thể hiện tốt nhất vai trò được giao. Trước đối thủ mạnh như Iraq, đều này là bất khả thi khi chiến thuật của HLV Troussier là cố gắng kiểm soát bóng, giữ cự ly đội hình để hạn chế tối đa sức mạnh tấn công của đội phương, thay vì “tạo đất diễn” cho những cầu thủ như Hoàng Đức.

Sự lựa chọn nói không với Hoàng Đức của HLV Troussier tưởng chừng là điều dễ hiểu, nhất là với diễn biến của trận đấu vừa qua. Cớ sao lại trở nên khó hiểu đến dường ấy? Phải chăng vì người Việt Nam yêu bóng đá, nhưng chỉ yêu thứ bóng đá chiến thắng? Phải chăng “được làm vua…”?

Hỏi, hay chăng là đã tự trả lời?