Sự thật về sườn dốc ‘kì lạ’ của Faker, ai cũng phải tá hỏa
Tuyển thủ người Hàn Quốc vượt qua mọi định kiến về phong độ của một tuyển thủ eSports, vẫn vô địch ở độ tuổi gần 30.
Faker có chiếc cúp Worlds thứ 5 trong sự nghiệp. Ảnh: Lol Esports.
Năm 2017, Faker gục khóc sau thất bại chóng vánh 0-3 trước Samsung Galaxy, bỏ lỡ cơ hội giành chức vô địch thế giới thứ 3 liên tiếp. Sau năm đó, T1 (tiền thân là STK T1) nỗ lực xây dựng những đội hình xung quanh anh nhưng không có kết quả. Người ta dần nhắc đến “sườn dốc” sự nghiệp của Faker, khi huyền thoại không còn là người chơi giỏi nhất.
Tuy nhiên từ lúc được kết hợp cùng những người đồng đội trẻ tuổi, đường giữa T1 tìm lại phong độ của mình. Khi những đối thủ ra mắt sau Faker dần giải nghệ, bật bãi sang khu vực yếu, anh vẫn lên ngôi vô địch ở tuổi 28, sau 11 năm đánh chuyên nghiệp.
Nhà vua bị thách thức
Cùng sự đi xuống của SKT T1 là giai đoạn khu vực Hàn Quốc mất đi thế thống trị. Trước đó, các đại diện của khu vực này luôn áp đảo Trung Quốc, châu Âu trên đấu trường quốc tế. 3 năm liên tiếp 2015-2017, trận chung kết quan trọng nhất năm của eSports Liên Minh Huyền Thoại là nội chiến LCK. Faker về nhì một lần và lên ngôi hai trong số đó.
2018 đánh dấu lần đầu tiên một đại diện LPL vô địch Worlds với chiến thắng của Invictus Gaming. 2019 chứng kiến thành công của một đội Trung Quốc khác, Funplus Phoenix. Các đội Hàn Quốc ngụp lặn khi lứa trẻ không đủ kinh nghiệm, cựu binh chưa sẵn sàng chuyển sang lối chơi nhanh, mạnh của người Trung.
Khoảnh khắc gục ngã của Faker ở CKTG 2017. Ảnh: Lol Esports.
Faker cũng đi xuống với phong độ bất ổn và không thể thích nghi với cả lối chơi và những người đồng đội mới. Midlaner của T1 phải đối mặt với lứa tuyển thủ mới nổi “tay to”.
Chovy, player trẻ tuổi từ Griffin là ngôi sao mới, được quy hoạch thành tương lai của LCK. Người chơi này có khả năng đi đường vượt trội cùng bể tướng rộng, lối chơi hoa mỹ hút mắt.
Showmaker từ Damwon Gaming (tiền thân của Dplus Kia) cũng được kỳ vọng thay thế Faker. DWG thắng 3-1 trước Sunning của Sofm ở CKTG 2020, đem cúp quay lại với người Hàn. Phong độ cao cũng được nối dài sang năm 2021 với hai chức vô địch quốc nội, cùng vị trí Á quân ở MSI và Worlds cùng năm dành cho DWG.
Showmaker của DK từng được kỳ vọng sẽ vươn lên, là ngôi sao mới của LMHT. Ảnh: Lol Esports.
Caps, huyền thoại đường giữa của G2 từ châu Âu được xem là “khắc chế cứng” của T1. Đây là chốt chặn khiến Faker cùng đồng đội không thể tiến sâu ở nhiều giải quốc tế.
Vị trí của Faker tại T1 cũng từng bị lung lay khi cả đội chơi kém. Anh được thay thế bằng những người chơi trẻ và phải liên tục dự bị. Trong chính giai đoạn này, người ta nhắc nhiều về khả năng Faker phải rời đội hoặc giải nghệ, khi đã thi đấu chuyên nghiệp nhiều năm, tốc độ xử lý không còn như trước.
Sự trở lại không ngờ
Sau chung kết thế giới 2021, đội hình T1 được cố định với 5 thành viên, Zeus – Oner – Faker – Gumayusi – Keria. Khi mới thành hình, họ bị nghi ngờ khi Toplaner Zeus là người chơi được đôn lên từ đội trẻ, 4 thành viên còn lại vừa dừng bước ở bán kết Worlds, thua DWG.
Tuy nhiên, thay đổi này ngay lập tức có hiệu quả khi T1 vô địch LCK mùa xuân 2022 với thành tích bất bại. Đỉnh cao của ZOFGK là hai chức vô địch liên tiếp ở CKTG năm 2023 và 2024, với sự đóng góp không nhỏ của Faker.
Trong cùng giai đoạn này, những kẻ thách thức vị trí dẫn đầu của Midlaner T1 đều không khẳng định được mình. Showmaker sau hai năm đỉnh cao dần mất cảm hứng với trò chơi và xuống dốc nhanh chóng. Anh được xem làm mảnh ghép yếu của DK.
Faker vẫn là số một sau 11 năm thi đấu. Ảnh: Lol Esports.
Chovy giành nhiều chức vô địch quốc nội, thắng trước T1 tại LCK nhưng lại “mất hình” ở CKTG. Những gì khán giả nhớ về anh là sự vụn vỡ, đánh mất mình ở những trận đấu lớn. Các đại diện Trung Quốc gần như không thể làm khó Faker. Đến nay vẫn chưa đội LPL nào thắng được một trận BO5 trước T1.
Tầm quan trọng của Faker với nhà vô địch thế giới được thể hiện ở giai đoạn mùa hè 2022. Chấn thương tay khiến anh không thể thi đấu trong nhiều tuần. T1 đôn người chơi trẻ Popy lên thay thế. Tuy nhiên, đội hình này lại liên tục thất bại, ngay cả với các đội bét bảng. Thành tích chỉ cải thiện khi Faker trở lại.
Nếu không có Lee Sang-hyeok, có thể T1 đã không thể thắng JDG ở bán kết Worlds 2023. Pha dùng Azir hất ngược Ruler ở đường giữa là một trong những màn xử lý ấn tượng nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại. Sylas và Galio ở ván 4,5 ở trận chung kết trước BLG mới đây cũng thể hiện khả năng gánh kèo của Faker, giúp T1 vô địch.
Ở tuổi 28, Faker vẫn là người chơi hay nhất thế giới, sau 11 năm đánh chuyên nghiệp. Một thống kê thú vị cho thấy nếu chia đôi sự nghiệp của Faker thành trước và sau 2017, hai vị trí người người chơi giàu thành tích nhất đều thuộc về anh.
Không chỉ trên sân đấu, huyền thoại eSports còn là biểu tượng của ngành thể thao điện tử và là một trong những “quốc bảo” sống của Hàn Quốc. Anh là bảo chứng cho sự quan tâm dành cho trò chơi khi mọi trận đấu của T1 luôn có lượt xem cao vượt trội.